---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thập Ngũ Viên Thông
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二十五圓通 (Lăng Nghiêm Kinh)
Thể tánh trùm khắp gọi là viên (tròn); công dụng nhiệm mầu, không trở ngại gọi là thông (suốt). Chính vì nguồn tâm vốn có của tất cả chúng sanh là thánh cảnh mà chư Phật và Bồ Tát đã chứng được. Có tất cả là 25 thứ. Chư Phật, Bồ Tát và đại A La Hán, đối với sáu căn, sáu trần, sáu thức, bảy đại, (am hiểu không giống nhau). Do nguyên nhân này, các A La Hán ở trong hội Lăng Nghiêm, tuy nghe căn trần cùng nguồn gốc, nhưng hai ý nghĩa trói và mở chưa thấu đạt về bổn căn hoàn toàn, xin Phật chỉ bảo. Như Lai, vì thế, hỏi các đệ tử: ban đầu phát tâm, các ông hãy tự trình bày cái nguyên nhân do đâu chứng ngộ, để cho A Nan hiểu rõ chỗ vào của pháp môn viên thông. Nhưng luận về Viên Thông, vốn không có hơn kém. Như Lai bảo Văn Thù chọn lựa và đã chọn ra chỉ có Nhĩ Căn của Quan Thế Âm là đáp ứng được yêu cầu về phương diện này của con người. Vì Nhĩ Căn thì thông minh và lanh lợi, nghe pháp dễ hiểu, phải lấy việc nghe âm thanh mà làm giáo thể, thì Nhĩ Căn của Quan Âm là đặc biệt, là cửa vào đạo vậy. Nhưng không chọn âm thanh của Trần na, vì âm thanh vốn thuộc trần, còn căn có tánh nghe, nên chọn Trần na ở lúc ban đầu, Quan Âm vào lúc cuối cùng để thấy rõ giữ và buông, cũng là ý tương quan trước sau của căn, trần.
Một, Âm Thinh. Âm thinh tức là Thinh Trần. Vì các ông Kiều trần na, ở trong vườn Nai, nghe Phật nói pháp Tứ Đế, thầm hiểu được lý viên thông hiểu thấu tất cả Thinh Trần vốn là thanh tịnh, không động không tĩnh đều là âm thanh nhiệm mầu, tròn đầy thường còn; nhờ đó mà chứng được viên thông, nên nói như chỗ ta chứng được âm thanh là bậc nhất.
Hai, Sắc Nhân. Sắc nhân tức là Sắc Trần. Vì Ưu bà ni sa đà do tham dục nhiều, Phật bảo hãy Quán Bất Tịnh. Vì thế khi quán tướng bất tịnh của thân thể sanh tâm chán ghét, muốn xa lìa, hiểu ra các tánh của sắc đều trở về hư không. Không, sắc cả hai quên mất thì hiển nhiên thanh tịnh. Nhờ vậy, chứng được viên thông, nên nói là như chỗ ta chứng được thì sắc là trên hết.
(Ưu Ba Ni Sa Đà là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Trần Tánh).
Ba, Hương Nhân. Hương nhân tức là Hương Trần. Vì đồng tử Hương nghiêm nghe giáo pháp đức Như Lai, ở thất Thanh tịnh, tu tập Thiền Quán, thấy các Tỳ Kheo đốt hương trầm thủy bèn quán mùi hương ấy, chẳng phải gỗ chẳng phải hư không, chẳng phải khói, chẳng phải lửa, tức là hương mầu nhiệm thanh tịnh. Nhờ đó mà khai ngộ chứng được viên thông, nên gọi là như chỗ ta chứng được hương là trên hết.
Bốn, Vị Nhân. Vị nhân tức là Vị Trần. Vì hai pháp vương tử Dược vương, Dược thượng, ở vô lượng kiếp, làm thầy thuốc giỏi ở đời nên tất cả vị của cây, cỏ, kim, thạch đều biết hết, vâng lời dạy bảo của đức Như Lai, hiểu rõ tánh của vị chẳng phải không chẳng phái có, chẳng phải là thân tâm, chẳng phải lìa thân tâm mà đều là vị mầu nhiệm thanh tịnh bản nhiên. Từ đó được khai ngộ, chứng được viên thông, nên nói là như chỗ ta chứng vị là trên hết.
Năm, Xúc Nhân. Xúc nhân tức Xúc Trần. Vì Bạt Đà Bà La, trước ở chỗ Phật Oai âm vương, nghe pháp xuất gia. Vào lúc chư tăng tắm rửa, theo thứ tự vào nhà tắm, bỗng nhận ra nước đã chẳng phải tẩy trần, cũng chẳng phải tẩy sạch thân thể, an nhiên không vướng vào đâu, chứng được cái vô sở hữu, sự xúc chạm mầu nhiệm thanh tịnh, xưa nay vốn không nhiễm, vào được viên thông, nên nói là như chỗ ta chứng được, xúc là trên hết.
(Tiếng Phạn là Bạt Đà Bà La, tiếng Hoa là Hiền Thủ).
Sáu, Pháp Nhân. Pháp nhân tức là Pháp Trần. Vì các Ngài Ma Ha Ca Diếp nhờ quán sáu trần biến hoại ở thế gian mà ngộ được tính không của pháp tánh, rồi Tu Diệt Tận Định để diệt ý căn, thọ, tưởng không khởi lên; pháp nhiệm mầu khai tỏ rõ ràng, diệt hết các lậu (phiền não), chứng được Vô Sanh diệt, nhanh chóng đi vào viên thông; nên nói là như chỗ ta chứng được, Pháp Trần là trên hết.
(Tiếng Phạn là Ma Ha Ca Diếp, tiếng Hoa là Đại Ẩm Quang. Diệt Tận Định là tâm thọ, tưởng hết, hơi thở ra, vào dừng nên chứng được định này).
Bảy, Kiến Nguyên. Kiến nguyên tức là Nhãn Căn. Vì A Na Luật Đà khi mới xuất gia thường ham ngủ nghỉ, bị Phật quở. Vì vậy, bảy ngày đêm ông không ngủ. hai mắt của ông không còn thấy được nữa. Đức Thế Tôn dạy cho Kim Cang Tam Muội, ông liền chứng được thiên nhãn thanh tịnh. Đó là lý do không nhờ Nhãn Căn mà có thể thấy 3000 thế giới rõ như cái quả nắm trong bàn tay. Nhờ vậy ngộ nhập viên thông, nên nói như chỗ ta chứng được thì vừa liếc mắt là trở về nguyên thủy. Đây là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là A Na Luật, tiếng Hoa là Vô Tham. Toàn kiến tuần nguyên là vừa thấy đại thiên thì đã trở về nguyên thủy của chân tánh. Tam Muội là Chánh thọ, cũng là Chánh Định).
Tám, Tức Không. Tức không là tỵ căn. Vì Chu Lợi Bàn Đặc Ca, ở đời quá khứ, làm đại pháp sư mà keo kiệt Phật Pháp, không sẵn sàng dạy dỗ cho người, đời sau bị quả báo ngu độn; nhưng vì kiếp trước có nhân lành, gặp Phật rồi xuất gia. Do căn chậm lụt nên học một câu kệ, hơn 100 ngày cũng không thuộc. Phật bảo ông an cư (ở yên một chỗ) và đếm hơi thở để nhiếp tâm. Nhờ quán sát hơi thở ra, vào, tướng sanh, diệt của nó trong từng Sát Na, bỗng cảm thấy vô ngại, chứng được viên thông; nên gọi là như chỗ ta chứng được là bỏ vọng căn nương theo chân không. Đây là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Chu Lợi Bàn Đặc Ca, tiếng Hoa là Kế Đạo. Tiếng Phạn là Ca Đà, tiếng Hoa là Phúng Tụng. Sổ tức: đếm hơi thở là hơi thở ở trong mũi, đếm từ từ, từ một đến mười. Tiếng Phạn là Sát Na, tiếng Hoa là Nhất niệm. Phản tức tuần không là bỏ vọng căn nương theo chân không).
Chín, Vị Tri. Vị tri tức thiệt căn. Vì Kiều Phạm Bát Đề, ở đời quá khứ, khing thường Sa Môn. Ông bị bệnh ngưu thi. Phật muốn ngăn ngừa bệnh hủy báng Sa Môn đó, mới cho ông xâu chuổi và bảo: hãy luôn niệm Phật. Khi tâm địa được thanh tịnh, lại quán về thiệt căn, nhận ra tánh của thiệt căn, chẳng phải thể chẳng phải vật, nên niệm thì vượt ra khỏi phiền não của thế gian, ngộ được viên thông; nên nói là không vướng vào Vị Trần, không theo tri kiến sai lầm. Đây là đệ nhất. (Tiếng Phạm là Kiều Phạm Bát Đề, tiếng Hoa là Ngưu Thi. Vì đời trước đã từng làm ngưu vương, tập khí chưa hết, nên sau khi ăn hay nhai lại).
Mười, Thân Giác. Thân giác tức là Thân Căn. Vì Tất Lăng Già Bà Sa nghe Phật nói các việc chẳng vui ở thế gian. Do đi khất thực nên chân bị tHương Vì đạp phải gai nhọn làm cho đau đớn toàn thân; ông liền quán sát tâm nhận ra đau đớn thì tâm ấy không đau đớn chút nào. Nó vốn thanh tịnh. Tư Duy như thế, nhiếp niệm chẳng bao lâu, bỗng nhận ra thân, tâm là không, các phiền não dứt hết, chứng được viên dung, nên nói là chỗ ta chứng được là thuần giác quên mất vọng, chân. Đây là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Tất Lăng Già Bà Sa, tiếng Hoa là Dư Tập).
Mười một, Pháp Không. Pháp không tức là ý căn. Vì Tu Bồ Đề, từ nhiều kiếp trở lại đây, tâm được vô ngại, nhờ Phật chỉ bảo tánh giác vốn không. Nhờ đó, đi thẳng vào cảnh giới viên thông bảo minh không hải của Như Lai, nên nói là như chỗ ta chứng được là tâm năng phi, tướng sở phi đều dứt sạch không còn và chuyển các Pháp Trần trở về tịch diệt. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Tu Bồ Đề, tiếng Hoa là Không Sanh). Bản minh không hải tức là chỗ chứng được của Như Lai là lý sáng suốt, nhiệm mầu, rộng sâu vô ngại. Từ A Na Luật đến Tu Bồ Đề là từ năm căn mà ngộ nhập viên thông).
Mười hai, Tâm Kiến. Tâm kiến tức là Nhãn Thức. Vì Xá Lợi Phất, từ nhiều kiếp trở lại đây, chứng được cái thấy của tâm thanh tịnh. Sau ở giữa đường, gặp A thấp bệ nói về nhân duyên theo Phật, xuất gia, đối với tất cả pháp thấu suốt không ngại, ngộ nhập viên dung, nên nói là như chỗ ta chứng là cái thấy của tâm phát ra ánh sáng, ánh sáng cùng cực của tri kiến. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Xá Lợi Phất, tiếng Hoa là Thân Tử. Tâm kiến phát quang, quang cực trí kiến là do tâm kiến phát ra ánh sáng mà chiếu soi khắp vạn pháp).
Mười ba, Tâm Văn. Tâm văn tức là Nhĩ Thức. Vì Bồ Tát đã từng làm pháp vương tử của vô số đức Như Lai, thường nghe bằng tâm phân biệt tri kiến mà chúng sanh có được. Nếu có chúng sanh tu hạnh Phổ Hiền, phân thân trăm ngàn đều đến nơi này, rờ đầu gia hộ, khiến cho Chúng Thành Tựu tâm văn, viên thông cảnh giới Phổ Hiền, nên nói ta nói về bổn nhân, tâm văn phát minh, tự tại phân biệt. Đó là đệ nhất.
Mười bốn, Tỵ Tức. Tỵ tức là Tỵ Thức. Vì Tô đà la nan đà, xuất gia theo Phật, tuy đã thọ Cụ Túc Giới mà tâm còn nhiều loạn động. Thế Tôn dạy ông quán sát cái chót mũi màu trắng, rồi quán sát hơi trong mũi ra, vào như khói, thân, tâm sáng rực, hoàn toàn vắng vẻ. Tướng khói dần dần mất, hơi thở ở mũi thành màu trắng, mở tâm ra, phiền não hết. Hơi thở ra, vào hóa thành ánh sáng chiếu khắp mười phương, tức là chứng được viên thông; nên nói ta dùng sự tuần hoàn của hơi thở, hơi thở lâu phát ra ánh sáng. Ánh sáng hoàn toàn tiêu diệt phiền não. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Tôn Đà La Nan Đà, tiếng Hoa là Hải Ái Hoan Hỷ. Lậu tận là phiền não gây ra sanh, tử dứt hết. Minh viên diệt lậu là chân tánh viên dung sáng tỏ diệt trừ các phiền não).
Mười lăm, Pháp Âm. Pháp âm tức Thiệt Thức. Vì Phú Lâu Na Di Đa La Ni tử, từ nhiều kiếp trở lại đây, biện luận vô ngại. Thế Tôn biết tài biên luận của ông, dùng bánh xe âm thanh dạy ông phát huy tài ấy để giúp Phật chuyên bánh xe pháp, biến thành tiếng gầm của sư tử, chứng ngộ vào viên thông; nên nói là ta dùng pháp âm hàng phục ma oán, tiêu diệt các phiền não. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Phú Lâu Na Di Đa La Ni, tiếng Hoa là Mãn Từ, đó là mượn tên cha mẹ của ông để gọi ông).
Mười sáu, Thân Giới. Thân giới tức Thân Thức. Vì Ưu Ba Ly ban đầu theo Phật, vượt thành xuất gia. chính ông quan sát sáu năm Như Lai tu khổ hạnh, vâng theo sự dạy bảo của Phật cho đến 3000 oai nghi tám vạn tế hạnh thảy đều chấp tâm, tâm được thông suốt. Sau đó thân, tâm của ông đều được thông lợi.
(Tiếng Phạn là Ưu Ba Ly, tiếng Hoa là Thượng Thủ).
Mười bảy, Tâm Đạt. Tâm đạt tức là Ý Thức. Vì Mục Kiền Liên nghe A thấp bệ nói về ý nghĩa sâu xa về nhân duyên của Như Lai, thì liền phát tâm nên được thấu hiểu rộng lớn. Như Lai lại ban cho ông áo Ca sa, râu tóc tự nhiên rơi rụng, chu du khắp mười phương không chút chướng ngại. Nhờ đó, ông có Thần Thông tự tại, sáng suốt, thanh tịnh, nên nói là ta dùng sự trong sạch, vắng lặng của tâm sáng suốt để diễn giải chánh pháp như lọc nước đục thành nước trong. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Mục Kiền Liên, tiếng Hoa là Thái Thục Thị. Từ Xá Lợi Phất đến Mục Kiền Liên là từ sáu thức mà ngộ nhập viên dung).
Mười tám, Hỏa Tánh. Hỏa tánh tức Hỏa Đại. Vì Ô sô sắc ma, nhiều kiếp về trước, tánh tham dục nhiều, gặp Phật ra đời tên là Không vương nói rằng người đa dâm, chứa chất lửa dữ và dạy ông quán sát xương cốt, tứ chi trong thân người, cùng các thứ hơi nóng, lạnh. Nhờ quán sát kỹ, tâm thân lắng xuống, biến tâm đa dâm thành lửa trí huệ. Từ ánh sáng Chánh Định của lửa này, chứng được viên thông; nên nói ta bằng quán sát kỹ lưỡng thân, tâm và các thứ cảm xúc nóng, lạnh lưu thông vô ngại mà các phiền não đã tiêu diệt, sanh ra lửa bảo diệm, chứng được vô thượng giác. Đây là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Ô Sắc Na, tiếng Hoa là Hỏa Đầu).
Mười chín, Địa Tánh. Địa tánh tức là Địa Đại. Vì Bồ Tát Trì địa, ở đời quá khứ, Phổ quang Như Lai Xuất Hiện ở đời, từng làm Tỳ Kheo sửa sang đường xá, cầu cống, tu tập khổ hạnh. Đời sau, Bồ Tát này lại gặp Phật Tỳ Xá Phù ra đời. Nhà vua mời Phật thọ thai. Lúc bấy giờ, Trì địa chờ Phật đến. Tỳ Xá Như Lai rờ đầu, dạy rằng nếu tâm địa an bình thì tất cả đất đai của thế giới đều bình. Nhờ đó mà tâm được khai mở, thấy thân như vi trần và tất cả vi trần của thế giới đều không khác nhau, liền ngộ được tính viên thông, nên nói là ta bằng pháp quán hai loại vi trần của thân và thế giới đều không sai biệt, vốn từ Như Lai Tạng vì hư vọng mà phát sanh vi trần. Khi trần tiêu diệt thì trí sáng tròn đầy, thành Đạo Vô Thượng. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Tỳ Xá Phù, tiếng Hoa là Biến Nhất Thiết Tự Tại. Như Lai Tạng là chỗ chứa lý chân như đầy đủ vốn có của tất cả chúng sanh).
Hai mươi, Thủy Tánh. Thủy tánh tức là Thủy Đại. Vì đồng tử Nguyệt quang, trong kiếp quá khứ, ở chỗ Phật Thủy thiên, tu quán về nước. Quán các thứ nước ở trong thân đờm dãi, máu mủ v. v… cho đến nước biển Hương thủy ở ngoài, tánh nước đều giống nhau. Lúc vừa thành tựu quán này. Chỉ thấy toàn là nước mà chưa chứng được không thân. Trải qua vô lượng Phật, mới chứng được không thân cùng với tánh nước của biển Hương thủy hòa hợp thành chân không, không hai không khác, chứng ngộ viên thông, nên nói là ta, bằng tánh nước, một vị lưu thông, chứng được Vô Sanh Nhẫn, đạo Bồ Đề được tròn đầy. Đó là đệ nhất.
(Vô Sanh Nhẫn là vì tất cả pháp xưa nay không sanh. ở trong pháp này mà có khả năng chịu đựng được thì có thể ấn chứng).
Hai mươi mốt, Phong Tánh. Phong tánh tức là Phong Đại. Vì pháp vương tử Lưu Ly, trong kiếp trước, ở rất nhiều chỗ của Phật để nghe pháp, mong Phật chỉ bày tâm thể sáng suốt, nhiệm mầu và nói về thế giới chúng sanh đều bị chuyển đổi bởi sức gió của vọng duyên. Ngay vào lúc ấy, Ngài Lưu Ly quán sát thế giới này cùng với thân, tâm đều bị giao động, liền nhận ra rằng những tánh đồng này đều không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, thì thân tâm phát ra ánh sáng thông suốt không ngại và đi vào viên thông, nên nói là ta bằng pháp quán sát sức gió không nương vào đâu mà ngộ được tâm Bồ Đề, đi vào Tam Ma Địa. Đó là đệ nhất.
(Tiếng Phạn là Tam Ma Địa, tiếng Hoa là Đẳng Trì, Chánh Định).
Hai mươi hai, Không Tánh. Không tánh tức là Không Đại. Vì Bồ Tát Hư Không Tạng, ở chỗ Phật Định quang, chứng được vô biên thân. Lúc bấy giờ, tay cầm tứ đại bảo châu chiếu sáng mười phương cõi Phật nhiều như vi trần hóa thành hư không và thân bằng như hư không, không có tướng nào làm chướng ngại được, có thể đi vào quốc độ nhiều như vi trần, rộng làm Phật sự. Do quán sát kỹ này mới nhận ra bốn đại không chỗ nương tựa, nước Phật rộng lớn như hư không chỉ là hư vọng, trong phát minh ấy, chứng được viên thông, nên nói bằng quán sát hư không vô biên mà đi vào Tam Ma Địa. Đây là đệ nhất.
Hai mươi ba, Thức Tánh. Thức tánh tức là Thức Đại. Vì Bồ Tát Di Lặc, ở trong kiếp xa xưa, ở chỗ Phật Nhật nguyệt đăng minh mà được xuất gia, tu tập định duy tâm thức, cho đến Phật Nhiên Đăng xuất thế mới thành được Tam Muội vô thượng diệu viên thức tâm, thấu rõ tất cả quốc độ của Như Lai, sạch nhơ, có không đều do tâm ta biến hóa hiện ra mà thôi mà ngộ được viên thông, nên nói, bằng quán sát kỹ lưỡng mười phương duy thức, biết rằng tâm sáng suốt tròn đầy mà chứng được Vô Sanh Nhẫn. Đây là đệ nhất.
Hai mươi bốn, Tịnh Niệm. Tịnh niệm tức là căn đại. Vì Bồ Tát Đại Thế Chí, ở trong kiếp xa xưa, ở chỗ Phật Siêu nhật nguyệt quang, tu tập niệm Phật Tam Muội, thu nhiếp sáu căn, định tâm niệm Phật. Nhờ đây, không nhờ phương tiện mà tự mình khai thông được tâm tánh, ngộ được viên thông, nên nói ta không chọn lựa gì cả, chỉ giữ gìn sáu căn, tịnh niệm liên tục, chứng được Tam Ma Địa. Đây là đệ nhất.
(Từ Ô Sô Sắc Na đến Thế Chí là từ bảy đại đi vào viên thông).
Hai mươi lăm, Nhĩ Căn. Nhĩ Căn là Bồ Tát Quán Thế Âm, ở trong kiếp xa xưa, ở chỗ Phật Quán Thế Âm, phát tâm Bồ Đề. Đức Phật ấy dạy Bồ Tát Quán Thế Âm phải từ văn, tư, tu mà đi vào Tam Ma Địa. Từ đó, Bồ Tát liền từ nghe mà nhập lưu vong sở. Sở nhập đã vắng lặng thì hai tướng động, tĩnh hoàn toàn không sanh một niệm. Chợt từ không nhận ra tánh nghe và đi vào viên thông. Trải qua trong sanh, diệt đã diệt thì tịch diệt hiện ra trước mắt, tức là thể của viên thông. Trên hợp tâm nhiệm mầu của chư Phật, dưới đồng lòng bi ngưỡng của chúng sanh mà hiện ra 32 ứng thân, Bố Thí 14 Vô Úy, đó là dụng của viên thông; nên nói ta từ cửa nghe mà soi khắp Tam Muội, tâm duyên tự tại, thành tựu Bồ Đề. Đây là đệ nhất.
(Văn, Tư, Tu tức là tam huệ. Tiếng Phạn là Tam Ma Đề tức là Tam Ma Địa. Nhập lưu vong sở: vào dòng quên chỗ bắt đầu. Nghĩa là không theo Thinh Trần mà liền đi vào dòng Phật Pháp và quên chỗ đi vào. 32 ứng thân là Phật; Độc Giác; Duyên Giác; Thinh Văn; Phạm Vương; Đế Thích; Tự Tại Thiên; Đại Tự Tại Thiên; Thiên Đại Tướng Quân; Thiên Vương; Tứ Thiên Vương Thái Tử; Nhân Vương; Trưởng Giả; Cư Sĩ; Tể Quan; Bà La Môn; Tỳ Kheo; Tỳ Kheo Ni; Ư Bà Tắc; Ưu Bà Di; Nữ Chúa; Đồng Nam; Đồng Nữ; Chư Thiên; Long; Dược Xoa; Càn Thát Bà; A Tu La; Khẩn Na La; Ma Hô La Già; Nhân; Phi Nhân. 14 Vô úy:
1) Không tự mình nhìn thấy Quán âm dùng quán thấy được;
2) Biết và thấy đắp đổi nhau;
3) Thấy và nghe đắp đổi nhau;
4) Dứt hết tâm vọng tưởng không sát hại;
5) Huân tập cái nghe thành cái nghe của sáu căn;
6) Huân tập tinh minh của cái nghe sáng soi khắp Pháp Giới;
7) Tính của âm thinh còn hay mất hãy quán sát tính nghe ngược vào trong;
8) Âm thinh đã diệt, tính nghe đã viên mãn thì từ lực sanh ra khắp nơi;
9) Huân tập tính nghe, xa lìa Sắc Trần không thể coi thường bên nào;
10) Thuần âm không có trần là sự viên dung của căn và cảnh;
11) Trần hết thì ánh sáng chiếu rọi;
12) Mất hình thì trở lại thành tính nghe;
13) sáu căn viên thông sáng soi không hai;
14) một tên của ta cùng 62 hằng hà tên không khác).
Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 31 Đại Sư Đạo Tín     Súp Gà Nấu Bí Đỏ     Con Ngựa Bất Kham – Mảnh Chai Trong Chân – Gốc Cây – Thức Ăn Tráng Miệng – Quả Xoài Ngọt – Quả Đu Đủ Ngọt     Chuyện Vãng Sanh Của Oánh Kha     Phát Nguyện Và Hồi Hướng     Có Ma Hay Không?     Vì Sao Không Nhiều Người Hiến Tạng Và Hiến Xác?     Khiêm Cung Trung Hậu     Hòa Thượng Thích Quảng Đức (1897-1963)     Tập khí là gì?     




















































Pháp Ngữ
Có tu mới đặng làm thầy.
Có thờ Tổ mới đặng làm Tổ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,926 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,955,253